CHIA SẺ CÁCH TRỒNG – CHĂM SÓC GIỐNG ỚT VIỆT AK 12 CỦA CTY APN ĐẠT NĂNG SUẤT RẤT CAO

 

CHIA SẺ CÁCH TRỒNG & CHĂM SỐC

CÂY ỚT VIỆT AK 12 CỦA CTY AN PHÚ NÔNG RẤT CHUỘNG HIỆN NAY

 

Thực trạng: qua gần 4 năm, giống Ớt Việt AK 12 của cty An Phú Nông đến nay được quý bà con rất thích & được trồng rất nhiều không chỉ Gia Lai mà còn rất nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Với ưu điểm giống Ớt Việt Ak 12:

    – Cây sinh trưởng rất khỏe, trồng được quanh năm ( kể cả mùa mưa ), chăm sóc rất đơn giản

    – Năng suất rất cao, trái Ớt rất cứng & có hạt nhiều ( giao động 93 – 103 hạt/1 quả )  

    – Khi chín màu rất đẹp, được thương lái rất hài lòng và khẳng định Ớt này phù hợp với mọi thị trường như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc…nội địa Việt Nam. Cuối cùng phơi rất lợi, màu phơi rất đẹp.

Ước muốn :

Để thể hiện lòng biết ơn tận tâm và mong muốn đồng được hành cùng quý bà con làm tốt – làm giàu. Phía đại lý Việt và cty An Phú Nông xin chia sẻ kinh nghiệm nhỏ mọn của mình đến với quý bà con. Rất mong nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm của quý vị để làm cây Ớt Việt Ak 12 đạt hơn, đẹp hơn… trong thời gian tới.

    -Trong quá trình trồng cây Ớt Việt Ak 12 của cty An Phú Nông, nếu cần tư vấn Phân- Thuốc … xin gửi hình ảnh cây qua zalo số 0931641102 gặp Việt. xin hứa tận tâm chia sẻ để mang lại lợi ích cao nhất cho quý bà con !

 

A/  Chuẩn bị đất trồng & giống ỚT VIỆT AK 12 – Cty An Phú Nông

  1. I) Chuẩn bị

    1) Đất trồng :

– Làm luống có 2 cách

+ Cách 1: Làm luống đơn ( trồng 1 hàng ), nên dùng khổ bạt 70cm-90cm

+ Cách 2: Làm luống đôi ( trồng 2 hàng ), nên dùng khổ bạt 1,2m-1,4m hoặc 1,6m

– Bón lót cho cây (với công nghệ tưới nhỏ giọt hiện nay cho phép quý bà con bổ sung phân hóa học sau, tùy vào tình hình giá cả….), với bản thân nên bón ít.

+ Nếu đất bị chua nên bón thêm Vôi ( nên dùng vôi Ốc )

+ Có thể bón thêm phân hữu cơ như phân bò, phân gà…, phân hóa học …( nếu cần ).                   – Rải dây nhỏ giọt, thử nước.

– Phủ màng phủ nông nghiệp ( nên đục lỗ trước ) , với cây Ớt Việt AK 12 nên đục lỗ tối thiểu cây cách cây 50cm-60cm, hàng cách hàng 50. Vì cây sinh trưởng rất khỏe, nhánh nhiều, thu rất bền.

– Chạy xử lý nấm bệnh trong đất như : NemMa,  Vua Nấm Đất hoặc Tricodecma

2) Cây giống Ớt Việt AK 12 của cty An Phú Nông

– Nên đặt nhà Ươm cây giống trước 35 – 40  ngày trước đó.

– Những vùng không có nhà ươm thì nên gieo trước 33 ngày ( tầm 35 ngày là trồng được trừ những bất thường do khí hậu mang lại ). Ví dụ mùa lạnh thì 40 ngày

 

B/ Chăm sóc cây ỚT Việt AK 12 của Cty APN đạt năng suất cao

   Thời gian sinh trưởng cảu cây Ớt Việt AK 12 cảu cty An Phú Nông có thể thay đổi phụ thuộc vào thời tiết và cách chăm sóc của mỗi gia đình

1) Khi trồng đến khi cây Ớt có hoa :

Ưu tiên cây phát triển mạnh Rễ – Thân – Lá

  1. a) Thời gian : Từ ngày đem ra trồng đến ngày 28 hoặc 32
  2. b) Một số bệnh cần phòng

            Chết ỉu cây con, đốm thân, đốm mắt cua, mo lá ( khảm lá ), bọ trĩ..

  1. c) Cách chăm sóc:
Thời gian Chăm sóc ưu tiên Các bệnh thường gặp
 

 

15 ngày

đầu tiên

 

Cần ưu tiên phát triển mạnh bộ rễ

– Mùa nắng : Chạy Tricodecma, Vua Nấm Đất , có thể bơm thêm Amino khi mới trồng xong để kích rễ giúp cây nhanh phục hồi

– Mùa Mưa : Nên chạy thêm dòng Lân

– Kiểm soát được bệnh lỡ cổ rễ, chết ỉu cây con , đốm thân , đóm mắt cua lá

– Khảm lá do vi rút

 

Từ ngày

16 đến 32

Cần ưu tiên phát triển Rễ – Thân – Lá

– Tăng cường lượng phân bón cho cây

– Bơm dưỡng cây, lá , rễ nếu cần

– Nên cắm cọc nhỏ và buộc dây cho cây Ớt đứng vững.

– Khảm lá, rụt đọt do .. do côn trung chít hút

– Đốm lá, thán thư thân, các loại rầy rệp…

 

2) Khi cây Ớt có hoa đến khi trái Ớt bắt đầu chín :

Cây phát triển mạnh Rễ – Thân – Lá, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây

  1. a) Thời gian : Từ ngày 33 đem ra trồng đến ngày 72
  2. b) Một số bệnh cần phòng

            – Đốm mắt cua ở lá, khảm lá, rụt đọt, sâu

– Bệnh quan trọng nhất là bọ trĩ, bọ rầy phấn trắng, ..

  1. c) Cách chăm sóc:
Thời gian Chăm sóc ưu tiên Các bệnh thường gặp
 

Giai đoạn đậu trái đến khi có trái xanh già

Cần ưu tiên chất dinh dưỡng để cây Ớt phát triển toàn diện

Cần để ý và kiểm soát được Bọ trĩ, vi rút làm khảm lá…

– Tưới đủ nước, bón đủ lượng phân NPK, Kali..

– Tăng cường thêm Tricodecma hoặc Vua Nấm Đất … giúp rễ khỏe, hạn chế bệnh

– Kiểm soát được bệnh khảm lá, Bọ Trĩ, Sâu , đốm thân, đốm mắt cua, sương mai, thán thư..

-Nên bơm ngừa bệnh nám trái ( thối trái – thán thư trái )

 

Khi trái bắt đầu chín

 

Cây phải đủ chất dinh dưỡng để nuôi cây – nuôi trái – nuôi hoa

Nên giăng thêm dây để cây Ớt đứng vững tránh cây ngã, gãy..

-Nên bón những dòng NPK có hàm lượng Kali lớn ví dụ : 20-20-15.., hạn chế phân đạm cao

-Bơm thêm dưỡng bông, dưỡng trái như canxibo ( bơm vào lúc hoa ngủ – chiều mát ) tăng năng suất cây trồng – chín màu đẹp

– Khảm  lá bạch tạng..bọ trĩ ăn bông, sâu đục trái..

– Nặng nhất là nấm trái, cháy trái

 

3) Khi thu lứa 1 cho đến hết đợt 1 ( khảng 42 ngày/ khoảng 14 lứa , 3 ngày 1 lần )

Cây phát triển nuôi đủ Rễ – Thân – Lá – Quả, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây

  1. a) Thời gian : Từ ngày 73 đến ngày 110
  2. b) Một số bệnh cần phòng: Thán thư, sương mai , nấm trái , bọ trĩ , khảm lá , chết cây
  3. c) Cách chăm sóc:
Thời gian Chăm sóc ưu tiên Các bệnh thường gặp
 

Giai đoạn thu trái đợt 1, kéo dài 42 ngày, thường 3 ngày hái 1 lứa

Cây phải đủ chất dinh dưỡng để nuôi cây – nuôi trái – nuôi hoa

-Nên bón những dòng NPK có hàm lượng Kali lớn ví dụ : 20-20-15.., DAP, 16-16-8…

-Bơm thêm dưỡng bông, dưỡng trái như canxibo ( bơm vào lúc hoa ngủ – chiều mát ) tăng năng suất cây trồng – chín màu đẹp

– Chạy thêm một số dòng làm tốt cho bộ rễ như Humic, Tricodecma, Vua Nấm Đất ( nấm đất )…

– Khảm, lá bạch tạng..

–  các loại bọ như : Bọ phấn trắng, rầy xanh, rầy nâu …

– Sâu đục trái.

– Nặng nhất là nám trái

 

4) Khi thu hết đợt 1 đến khi trái bắt đầu chín đợt 2

Cây phát triển mạnh Rễ – Thân – Lá – Quả, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây

  1. a) Thời gian : Từ ngày 110 đến ngày 125
  2. b) Một số bệnh cần phòng: Thán thư, sương mai , nấm trái , bọ trĩ , khảm lá , chết cây
  3. c) Cách chăm sóc:
Thời gian Chăm sóc ưu tiên Các bệnh thường gặp
 

Tuần đầu tiên

Ngày 110 đến 117

Cần đầu tư phát triển mạnh bộ rễ, cải tạo chất đất, hạn chế nấm bệnh trong đất như Humic, Trico decma, Vua nấm đất, phân vi sinh..

– Bón phân đầy đủ

– Bơm thêm dưỡng lá, hoa

– Chết cây

– Bọ trĩ, mo lá

Giai đoạn từ 118 đến khi trái Ớt bắt đầu chín

Chăm sóc- điều trị – phòng ngừa bệnh như mục 2 phía trên

5) Khi thu vừa hết đợt 2 – chăm ăn đợt 3

Tùy vào cách chăm sóc, thời tiết, giá cả để quý bà con tự quyết định

Cách chăm sóc như mục 3,4 phía trên

—-Xin chân thành cảm ơn & tận tâm phục vụ quý bà con —-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *